Trang chủ \Mô hình mới - cách làm hay

Báo cáo thành tích mô hình hoa lan cắt cành


Đăng lúc: 17:01:19 20/07/2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Hòa Thuận, ngày 17 tháng 4 năm 2015

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

V/v chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống

Sang mô hình Nông nghiệp đô thị

------------------------

 

  1/- Khái quát tình hình chung:

          - Phường Hòa Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 231,84 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 76,4ha; tổng số hộ dân là: 1.867 hộ, có 9.298 nhân khẩu.

Là địa bàn tiếp giáp với nội ô Thành Phố Cao Lãnh nên việc phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa ngày càng tăng, vì vậy diện tích đất nông nghiệp giảm dần theo từng năm, đất sản xuất bình quân hộ trong phường thấp, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp truyền thống không ổn định, do đó điều kiện sản xuất làm ăn của một số hộ ND luôn thay đổi, chuyển hướng để thích nghi với điều kiện thực tế. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của Hội phải tích cực tuyên truyền, vận động HV và ND chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp đô thị, phù hợp với định hướng chung của thành phố và Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ đã đề ra. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ có những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng uỷ và Thường trực Hội ND TPCL, sự hỗ trợ của UBND, cùng với tâm huyết của các cán bộ, hội viên, tích cực tham gia xây dựng phong trào Hội nhằm tận dụng và phát huy hết tìm năng sẳn có của địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho HV và ND làm ăn, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình bằng các mô hình mới, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, làm giàu chính đáng và trở thành một tiểu ngành kinh tế của địa phương.

          + Xu thế phát triển nông nghiệp đô thị của địa phương hiện nay là một yêu cầu tất yếu, góp phần nâng cao đời sống về văn hoá, tinh thần, cải thiện môi trường, giúp nông dân tập trung khai thác tốt về đất đai, tăng thu nhập trên cùng một diện tích.

* Khó khăn:

+ Đây là mô hình mới nên ban đầu hội viên nông dân chưa thật sự tin tưởng; phải kiên trì tuyên truyền, vận động nhằm làm biến đổi nhận thức, từ quan niệm sản xuất lương thực thực phẩm quan trọng hơn sản xuất hoa kiểng, trở thành một ngành kinh tế sinh thái quan trọng, tạo nên cảnh quang môi trường, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và mục tiêu vì môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

+ Tình hình sản xuất vẫn theo truyền thống và tập quán củ, nhỏ lẽ, phân tán, chưa có định hướng sản xuất hàng hoá lớn, chưa xác định được nhu cầu tiêu thụ và sức cạnh tranh của thị trường cùng những khó khăn khác như: vốn đầu tư; phương tiện, điều kiện sản xuất; thiếu kinh nghiệm về kiến thức KHKT về giống, cây, con; phòng trừ sâu bệnh; sử dụng thuốc BVTV; thiếu thông tin về thời tiết, khí hậu; làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển mô hình nông nghiệp đô thị của địa phương.

2/- Kết quả đạt được:

- Nhằm giúp cho ND hiểu sâu về kỷ thuật nuôi trồng và hiệu quả kinh tế của các mô hình nông nghiệp đô thị. Hội Nông dân tham mưu với Đảng ủy, tranh thủ sự hỗ trợ của UBND, tổ chức mở các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về KHKT cho HVND gồm: Kỹ thuật nuôi trồng và ghép mai vàng; kỹ thuật nuôi Rắn Ri voi; kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc Hoa Lan…Đồng thời tổ chức cho HV và ND tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm kinh tế có hiệu quả để áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Tổ chức hội thảo, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu đầu ra sản phẩm giúp cho ND an tâm, mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình, từng bước đẩy mạnh và nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn ngày càng phát triển, góp phần ổn định đời sống của HV và ND, từng bước giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giàu.

- Thông qua các lớp tập huấn và tham quan học hỏi kinh nghiệm có nhiều hội viên thử nghiệm mô hình nuôi trồng Hoa Lan cắt cành. Xuất phát từ lòng đam mê của hội viên, Hội ND phường chủ động xây dựng kế hoạch trình Đảng ủy phê duyệt, đồng thời triển khai trong Ban chấp hành đến các chi, tổ Hội và hội viên nông dân, phân công từng ủy viên Ban chấp hành phụ trách địa bàn phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể và trưởng khóm vận động trong hội viên nông dân, trong đó tập trung đối với các hộ có sở thích, lòng đam mê và có điều kiện để vận động tham gia vào tổ hợp tác, cùng thực hiện mô hình nuôi trồng và chăm sóc hoa Lan. Sau khi vận động đủ số thành viên, Hội Nông dân phường chủ trì mời các thành viên dự họp. Tại cuộc họp này Hội thông qua dự thảo quy chế và phương án hợp tác để cùng nhau bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất những nội dung có liên quan đến quá trình hoạt động của tổ. Khi đã thống nhất quy chế và phương án hợp tác của tổ, Hội Nông dân đề nghị UBND phường ra quyết định công nhận.

Qua kết quả triển khai trong HV và ND đến tháng 8/2013 có 02 tổ chính thức đi vào hoạt động, tổ  thứ nhất có 03 thành viên thực hiện mô hình điểm với qui mô nhỏ, tổ thứ hai có 05 thành viên thực hiện mô hình với qui mô tương đối lớn, tổng số vốn đầu tư trên 120 triệu đồng. Để cho các thành viên an tâm, mạnh dạn tham gia, Thường trực Hội phải làm nòng cốt phong trào, đứng ra làm chủ dự án, trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của tổ, chịu trách nhiệm trong suốt quá trình nuôi trồng và chăm sóc, nhờ vậy được các thành viên đồng tình ủng hộ.

Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội, đồng thời tận dụng sự hiểu biết về lĩnh vực thị trường và nuôi trồng sinh vật cảnh, bản thân tự tìm tòi đến các cơ sở nuôi trồng và mua bán hoa Lan có quy mô lớn ở Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Củ Chi, Thủ Đức… tham khảo nguồn gốc, giá thành đầu vào của cây giống, đầu ra của sản phẩm và các trang thiết bị xây dựng cơ sở hạ tầng được mua tận gốc với giá thành rẽ, chất lượng cao, giúp nông dân giảm được kinh phí đầu tư ban đầu.

Thông qua mô hình này đã tạo thêm lòng tin trong hội viên và nông dân nên số lượng đăng ký tham gia thực hiện mô hình ngày càng tăng. Đến nay thành lập thêm 02 tổ hợp tác gồm 07 thành viên và 03 cá nhân thực hiện mô hình theo hộ gia đình.

Mặc dù đây là mô hình mới của Hội; nhưng bước đầu mang lại nhiều kết quả khả quan, với giá thị trường giao động từ 600đ – 800đ/ 01 hoa thành phẩm; giúp nông dân thấy được lợi ích của việc nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh; từng bước thu hút nông dân tham gia phát triển và nhân rộng mô hình. Đây là dấu hiệu đáng mừng thuận lợi cho bước phát triển trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong những tiếp theo. 

          Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tham gia thực hiện mô hình, Hội ND phường lập dự án trồng Hoa Lan trình Thường trực Hội Nông dân TPCL và Ban điều hành quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh; được giải ngân 370 triệu đồng từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân của TW Hội, giúp nông dân mạnh dạn đầu tư, an tâm sản xuất.

 Qua các thành tích trên bản thân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở  năm 2014. Với mô hình thành lập tổ hợp tác trồng hoa Lan.

- Trên đây là báo cáo tóm tắt thành tích của bản thân.

 

                                                                                      Người báo cáo

 

                                                                                     (Đã ký)

 

                                                                               Lê Phước Thanh

Tin cùng chủ đề: